Đơn ly hôn là loại đơn bắt buộc phải có khi tiến hành thủ tục ly hôn. Trước đây, mẫu đơn này có thể được viết tay theo suy nghĩ của các đương sự. Tuy nhiên hiện nay đơn xin ly hôn không được viết một cách tùy tiện mà phải tuân thủ mẫu chuẩn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Vậy mẫu đơn ly hôn chuẩn là như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Luật Hải Nguyễn.
1. Mẫu đơn ly hôn thuận tình
Theo đó, Đơn ly hôn phải tuân thủ mẫu chuẩn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP). Đối với từng trường hợp ly hôn khác nhau sẽ có mẫu đơn khác nhau. Trước tiên là Ly hôn thuận tình, mẫu đơn cho trường hợp này là mẫu số 01-VDS: Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.
2. Mẫu đơn ly hôn đơn phương
Ly hôn đơn phương thì áp dụng theo mẫu số 23-DS: Đơn khởi kiện. Mẫu đơn chi tiết như sau:
3. Hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn
Có mẫu đơn ly hôn trên tay nhưng chưa chắc bạn đã viết chính xác nội dung theo yêu cầu của Tòa án. Hãy đọc tiếp phần dưới đây để có thể viết đơn đúng chuẩn.
3.1 Phần thông tin chung:
– Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào
Ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B, nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.
– Thông tin của hai vợ chồng cần ghi chính xác theo thông tin trên hộ khẩu hoặc Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân).
3.2 Phần quan hệ hôn nhân:
Nội dung cần có trong phần này:
- Thời gian kết hôn, ghi theo giấy Chứng nhận kết hôn;
- Quá trình chung sống của hai vợ chồng đã có những xung đột, mẫu thuẫn như thế nào? Một số lý do bạn có thể tham khảo như: Ngoại tình, bạo lực gia đình, cò bạc, tình cảm vợ chồng không còn, bất đồng quan điểm sống,…
- Hai vợ chồng vẫn sống chung hay đã ly thân? Thời gian ly thân từ khi nào?
- Đã có gắng hòa giải chưa?
3.3 Phần con chung:
Cần nói rõ hai vợ chồng có mấy người con, tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, giới tính. Trường hợp chưa có con chung thì ghi: Chưa có.
Nếu đã thỏa thuận về việc nuôi con thì cần trình bày rõ trong đơn: Ai là người nuôi dưỡng trực tiếp? Ai là người cấp dưỡng và cấp dưỡng bao nhiêu?
Nếu không thỏa thuận được thì ghi: Hai bên không thỏa thuận được quyền nuôi con, đề nghị Tòa án căn cứ theo các quy định pháp lý hiện hành và phân chia quyền nuôi con và cấp dưỡng theo đúng quy định của pháp luật.
3.4 Phần tài sản:
Nếu không có tài sản chung thì ghi: Không có và không yêu cầu Tòa án phân chia.
Nếu có tài sản chung và đã thỏa thuận được thì ghi: Hai bên tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án phân chia.
Nếu không thể thỏa thuận được thì liệt kê toàn bộ tài sản và ghi rõ nguyện vọng phân chia.
3.5 Phần nợ chung:
Nếu không có nợ chung hoặc có nhưng thỏa thuận được thì ghi: Không yêu cầu Tòa án phân chia
Trường hợp không thỏa thuận được nợ chung thì cần ghi rõ số nợ và đề nghị Tòa án phân chia giải quyết nợ chung theo đúng quy định pháp luật.
Trên đây 2 mẫu đơn ly hôn mới nhất hiện nay, chuẩn theo quy định pháp luật. Ngoài đơn, vẫn còn rất nhiều vấn đề khác cần phải quan tâm khi tiến hành thủ tục ly hôn như: phân chia quyền nuôi dưỡng con cái, phân chia tài sản nợ chung như thế nào cho hợp tình hợp lý, nộp đơn ở đâu,… Hãy liên hệ Luật Hải Nguyễn theo Hotline 0901485754 để được tư vấn chi tiết hơn.