Kinh doanh ngành nghề có điều kiện bắt buộc phải có giấy phép con. Vậy giấy phép con là gì? Những ngành nào thì cần giấy phép con? Thủ tục xin giấy phép con ra sao? Tất cả sẽ được hướng dẫn cụ thể trong bài viết sau đây của Luật Hải Nguyễn.
1. Giấy phép con là gì?
Giấy phép con tuy phổ biến nhưng không có khái niệm chính xác trong bất kì một loại văn bản luật nào.
Chúng ta có thể hiểu như thế này: Muốn hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, trong danh mục các ngành nghề, có một số ngành bắt buộc doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện kèm theo thì mới được phép kinh doanh. Và giấy phép con chính là giấy chứng nhận doanh nghiệp đã đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định để kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Giấy phép con là sự hợp pháp hóa để doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.
Giấy phép con do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Tùy vào từng ngành nghề mà cơ quan thẩm quyền sẽ khác nhau.
Tư vấn ngay - 09014857542. Ngành nghề kinh doanh nào cần phải có giấy phép con?
Theo pháp luật hiện hành thì có đến 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Danh mục này được Ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư.
Dưới đây Luật Hải Nguyễn chỉ liệt kê ra 29 ngành nghề phổ biến phải có giấy phép con khi đăng ký kinh doanh. Kèm theo đó là tên của các loại giấy phép con cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp tương ứng:
STT | Ngành, nghề | Tên giấy phép con | Cơ quan cấp |
1 | Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế | Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế | Sở Du lịch |
2 | Kinh doanh khách sạn | Quyết định Công nhận hạng sao cơ sở lưu trú du lịch | Sở Văn hóa – Thể thao |
3 | Dịch vụ in ấn | Giấy phép hoạt động ngành in | Sở Thông tin và Truyền thông |
4 | Kinh doanh bất động sản: cho người nước ngoài thuê | Biên bản xác nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy | Công an Phòng cháy chữa cháy |
Kinh doanh bất động sản: cho người nước ngoài thuê | Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự (sau khi đã có Biên bản xác nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy) | Công an Quận | |
5 | Kinh doanh Dịch vụ bảo vệ | Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự | Công an Thành phố |
6 | Sàn giao dịch bất động sản | Thông báo hoạt động sàn giao dịch bất động sản | Sở Xây Dựng |
7 | Sản xuất nước uống đóng chai | Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm | Sở Y Tế (hoặc Phòng Y tế Quận) |
Sản xuất nước uống đóng chai | Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm (sau khi đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm) | Sở Y Tế (hoặc Phòng Y tế Quận) | |
8 | Sản xuất thực phẩm | Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm | Sở Y Tế |
Sản xuất thực phẩm | Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm | Sở Y Tế | |
9 | Kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán cà phê | Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm | Sở Y Tế |
Kinh doanh nhà hàng | Biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy | Công an Quận | |
10 | Hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học) | Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học) | Sở Giáo dục |
11 | Kinh doanh thuốc thú ý | Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh | |
12 | Sản xuất thuốc thú y | Giấy phép sản xuất thuốc thú y | Cục thú y. |
13 | Trường mầm non | Quyết định cho phép thành lập trường | Sở giáo dục |
14 | Sản xuất mỹ phẩm | Đăng ký Công bố lưu hành sản phẩm | Sở y tế |
15 | Kinh doanh sản xuất ngành nghề ảnh hưởng đến môi trường: kinh doanh phế liệu, vải vụn, phế thải | Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
Hoặc Đề án bảo vệ môi trường. |
Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện |
16 | Kinh doanh phòng khám đa khoa | Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám | Sở Y Tế |
Kinh doanh phòng khám chuyên khoa: Nha khoa, … | Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám | Sở Y Tế | |
Kinh doanh phòng khám vật lý trị liệu, Phòng chuẩn trị y học cổ truyền | Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám | Sở Y Tế | |
17 | Nhập khẩu sản phẩm thực phẩm | Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm | Bộ y tế |
18 | Nhập khẩu trang thiết bị y tế | Giấy phép nhập khẩu (có giá trị 01 năm) | Bộ Y tế |
19 | Quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm | Giấy phép quảng cáo | Sở y tế |
20 | Dạy nghề | Giấy phép dạy nghề của cơ sở | Sở lao động TB & XH |
21 | Kinh doanh rượu | Giấy phép bán lẻ rượu | Sở Công Thương |
Giấy phép bán buôn rượu | Bộ Công Thương | ||
Sản xuất rượu | Giấy phép sản xuất rượu | Bộ Công Thương | |
Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh | Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh | UBND cấp huyện | |
22 | Sản xuất phim | Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phim | Cục điện ảnh |
23 | Bán hàng đa cấp | Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp | Sở Công thương |
24 | Hoạt động trang thông tin điện tử (ICP) | Giấy phép hoạt động trang thông tin điện tử ICP | Sở thông tin và truyền thông |
25 | Kinh doanh hóa chất | Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất | Sở Công thương |
26 | Kinh doanh vận tải bằng ô tô | Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô | Sở Giao Thông Vận tải |
27 | Hoạt động khuyến mãi | Giấy phép khuyến mãi theo chương trình | Sở Công Thương |
28 | Mở Văn phòng đại diện tại nước ngoài | Giấy phép mở Văn phòng đại diện tại nước ngoài | Sở Công Thương |
29 | Kinh doanh dịch vụ xuất khẩu Lao động | Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động | Bộ Lao động TB & XH |
3. Thủ tục xin cấp giấy phép con như thế nào?
Tùy từng ngành nghề mà điều kiện kinh doanh cũng như thủ tục xin giấy phép con sẽ khác nhau. Dưới đây, Luật Hải Nguyễn sẽ nói rõ thủ tục xin giấy phép con của một số ngành nghề phổ biến:
3.1 Thủ tục xin giấy phép tư vấn du học
Bước 1: Đăng ký thành lập công ty tư vấn du học.
Đây là bước khá đơn giản, chỉ từ 10 ngày làm việc là doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, một lưu ý là doanh nghiệp phải đăng ký mã ngành 8650 – Dịch vụ hỗ trợ giáo dục.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ:
Một bộ hồ sơ xin cấp giấy phép tư vấn du học tiêu chuẩn như sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư;
- Lý lịch của người đứng đầu hoạt động dịch vụ tư vấn du học;
- Danh sách của các nhân viên trực tiếp tư vấn du học;
- Bằng cấp Đại học, chứng chỉ ngoại ngữ của nhân viên trực tiếp tư vấn du học;
- Giấy chứng nhận đã tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học;
- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân phường nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động tư vấn du học;
- Hợp đồng liên kết với các trường bên nước ngoài.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo nơi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
- Trong vòng 20 – 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đáp ứng đủ điều kiện, doanh nghiệp đó sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
- Nếu không đủ điều kiện, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ gửi văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
3.2 Thủ tục xin giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học)
Bước 1: Doanh nghiệp xin xác nhận của UBND xã/phường về địa điểm trung tâm phù hợp với quy hoạch giáo dục của địa phương.
Bước 2: Chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, bao gồm:
- Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục;
- Quyết định thành lập trung tâm do người có thẩm quyền cấp;
- Nội quy hoạt động giáo dục của trung tâm;
- Báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà; nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm;
- Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học;
- Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy;
- Các quy định về học phí, lệ phí;
- Chứng chỉ sẽ cấp cho học viên khi kết thúc khóa học.
Bước 3: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trung tâm hoạt động.
Bước 4: Sở giáo dục và đào tạo kết hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thẩm định thực tế khả năng đáp ứng điều kiện của trung tâm.
Bước 5: Trả kết quả.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, kết quả thẩm định đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật thì trung tâm sẽ được cấp giấy phép.
- Nếu không đủ điều kiện, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản thông báo nói rõ lý do.
3.3 Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành đăng kí kinh doanh theo quy định pháp luật. Bắt buộc phải đăng ký ngành nghề: “Điều hành tour du lịch: Kinh doanh lữ hành nội địa”
Bước 2: Chuẩn bị một bộ hồ sơ xin giấy phép, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Sao y);
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa).
Bước 3: Nộp hồ sơ trên đến Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở chính;
Bước 4: Nhận kết quả. Trường hợp không đủ điều kiện thì Sở sẽ có văn bản nêu rõ lý do.
3.4 Thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy chứng nhận, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh;
- Bản mô tả quy trình chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn đồ uống;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Công thương hoặc Bộ Công thương. Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu không hợp lệ sẽ có văn bản thông báo và yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung.
Bước 3: Sở hoặc Bộ Công thương thành lập Đoàn thẩm định tại doanh nghiệp. Nếu đạt mọi yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Khó khăn của doanh nghiệp khi xin giấy phép con?
Việc xin giấy phép con hiện nay đã đơn giản hơn trước kia rất nhiều. Tuy nhiên, việc thực hiện thủ tục này vẫn gây nhiều khó khăn cho mọi doanh nghiệp. Một số khó khăn có thể kể đến là:
- Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nắm thông tin về thủ tục, điều kiện, yêu cầu hồ sơ. Do thủ tục này được quy định trong quá nhiều văn bản luật, bộ luật, làm thông tin bị chồng chéo, không thống nhất.
- Nhiều ngành nghề vẫn chưa có những văn bản hướng dẫn thi hành thủ tục này. Thêm vào đó việc thay đổi liên tục của Luật làm cho doanh nghiệp trở tay không kịp, không thể nắm bắt hết những thay đổi đó.
- Yêu cầu về điều kiện cấp giấy phép của một số ngành khá khắt khe, dẫn đến việc doanh nghiệp không thể đáp ứng hết như: yêu cầu về nhân lực, năng lực quản lý, trình độ lao động, cơ sở vật chất,…
5. Dịch vụ Xin giấy phép con trọn gói của Luật Hải Nguyễn
Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, Luật Hải nguyễn mang đến Dịch vụ xin giấy phép con trọn gói tại TP. HCM. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn điều kiện kinh doanh mà pháp luật quy định theo từng ngành nghề tương ứng;
- Tư vấn về quy trình thủ tục xin giấy phép con theo đúng quy định;
- Tư vấn, hỗ trợ cho Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép hoàn chỉnh.
- Hỗ trợ Doanh nghiệp các giấy tờ chứng minh năng lực, chứng minh tài chính, các loại chứng chỉ bắt buộc,…;
- Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục cần thiết tại Cơ quan nhà nước;
- Theo dõi sát sao, đôn đốc hồ sơ để đẩy nhanh quá trình hoàn thành thủ tục;
- Nhận và giao kết quả cho Doanh nghiệp trong thời gian nhanh nhất.
- Tư vấn và hỗ trợ các vấn đề pháp lý doanh nghiệp khác.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản và dịch vụ của chúng tôi về Thủ tục xin giấy phép con. Nếu có bất kì thắc mắc nào thì hãy nhanh tay liên hệ với Luật Hải Nguyễn để được hỗ trợ tốt nhất.
Hotline tư vấn miễn phí - 0901485754