Hợp đồng đặt cọc là một trong những hợp đồng dân sự phổ biến được sử dụng trong các giao dịch như mua bán nhà đất, mua bán chung cư, thuê nhà, mua bán hàng hóa,…Tuy phổ biến là vậy nhưng không phải ai cũng có thể nắm rõ các quy định pháp lý về loại hợp đồng này. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về loại hợp đồng qua bài viết sau đây.
1. Hợp đồng đặt cọc là gì?
Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, Hợp đồng đặt cọc thực chất là sự thỏa thuận để ràng buộc các bên thực hiện một giao dịch dân sự khác.
Trên thực tế, không có bất kì quy định nào yêu cầu người dân phải thực hiện Hợp đồng đặt cọc. Nhưng để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và thỏa thuận được diễn ra thì loại hợp đồng này thường xuyên được sử dụng, nhất là trong các giao dịch liên quan đến bất động sản.
2. Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?
Mặc dù Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Công chứng 2014, cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan, không đặt ra yêu cầu rằng Hợp đồng đặt cọc phải được công chứng.
Tuy nhiên, việc công chứng vẫn nên được tiến hành. Công chứng hợp đồng không chỉ giúp tăng cường tính rõ ràng và minh bạch của thỏa thuận, mà còn mang lại giá trị chứng cứ pháp lý đáng tin cậy trong trường hợp có tranh chấp phải đưa ra Tòa án.
3. Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?
Hợp đồng vô hiệu khi thuộc các trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu. (Các trường hợp này được quy định rõ từ điều 123 đến điều 133 Bộ luật Dân sự 2015)
Do đó, Hợp đồng đặt cọc vô hiệu nếu thuộc các trường hợp sau đây:
- Vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
- Giả tạo;
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
- Nhầm lẫn;
- Lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
- Không tuân thủ quy định về hình thức…
4. Quy định về mức phạt cọc
Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mức phạt cọc như sau:
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, có thể hiểu rằng:
- Nếu bên đặt cọc không thực hiện giao kết thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
- Nếu bên nhận đặt cọc không thực hiện giao kết thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
5. Những mẫu Hợp đồng đặt cọc phổ biến hiện nay
5.1 Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua bán đất
5.2 Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua nhà đất
5.3 Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư
5.4 Mẫu Hợp đồng đặt cọc thuê nhà
Trên đây là 4 mẫu Hợp đồng đặt cọc phổ biến nhất hiện nay và các vấn đề pháp lý liên quan. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho Quý khách hàng trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Công ty Luật Hải Nguyễn qua Hotline 0901485754 hoặc đến trực tiếp văn phòng tại số 52 đường số 11, KDC Cityland ParkHills, phường 10, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.