Cấp sổ đỏ – Thủ tục pháp lý không hề đơn giản

thủ tục xin cấp sổ đỏ

Cấp sổ đỏ là một trong những thủ tục pháp lý nhà đất rắc rối nhất hiện nay. Có quá nhiều văn bản luật chồng chéo nhau, làm cho người dân càng hoang mang hơn. Dưới đây là những thông tin cơ bản mà Luật Hải Nguyễn đã tổng hợp lại để Quý khách hàng tiện theo dõi.

Gọi ngay: 0901485754

1. Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là cách gọi của người dân. Thật chất, Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Vì loại giấy chứng nhận này có màu đỏ và để thuận tiện trong cách tiếp cận mà từ “Sổ đỏ” được dùng phổ biến hơn.

Vậy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là gì?

Theo khoản 16 điều 3 của Luật Đất đai 2013 có quy định:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

 Như vậy, Sổ đỏ là một loại giấy chứng nhận mà nhà nước công nhận quyền sở hữu của một người đối với nhà đất của người đó.

2. Các trường hợp nào được cấp sổ đỏ?

Các trường hợp mà Luật Hải Nguyễn liệt kê dưới đây sẽ được cấp sổ đỏ:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013;
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành;
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

(Căn cứ theo điều 99 của Luật Đất đai 2013)

3. Điều kiện để được cấp sổ đỏ là gì?

Điều kiện để được cấp sổ đỏ

Tuỳ vào từng trường hợp mà điều kiện để được cấp sổ đỏ sẽ khác nhau. Có 4 trường hợp chính sau:

3.1 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất

– Phải đang sử dụng đất ổn định;

– Phải có một trong những loại giấy tớ chứng minh quyền sử dụng đất:

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp;
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.

3.2 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất, có giấy tờ nhưng người khác đứng tên

– Đang sử dụng đất ổn định;

– Có một trong các loại giấy tờ trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển QSDĐ có chữ ký của các bên có liên quan nhưng chưa thực hiện thủ tục Chuyển quyền sử dụng đất đến trước ngày 01/7/2014;

– Không có tranh chấp.

3.3 Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án, kết quả hòa giải

– Đang sử dụng đất ổn định;

– Phải có các loại giấy tờ sau:

  • Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án,
  • Văn bản công nhận kết quả hòa giải thành,
  • Quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

– Phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nếu chưa thực hiện.

3.4 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Phải thoả mãn các điều sau đây thì mới được cấp sổ đỏ:

  • Đất được sử dụng từ trước khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành (trước 01/07/2014);
  • Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối,…;
  • Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

Hoặc phải có các điều kiện sau:

  • Đất được sử dụng ổn định từ trước 01/07/2004;
  • Đất đang sử dụng không vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch địa phương.

4. Hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu bao gồm những gì?

Cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp sổ đỏ hoàn thiện ngay từ đầu. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như công sức đi lại. Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đăng ký xin cấp sổ đỏ;

– Một trong những loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất đã liệt kê ở trên.

– Một trong những loại giấy tờ về tài sản gắn liền với đất:

  • Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận công trình xây dựng không phải là nhà ở,
  • Chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng,
  • Chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu).

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính: biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất,…;

– Giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);

– Giấy tờ tuỳ thân: Hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước,…

5. Thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu

Thủ tục này được quy định tại điều 70 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ.

Hộ gia đình, cá nhân tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận/huyện nơi có đất.

Một vài trường hợp thì nộp tại UBND cấp xã.

Bước 2: Thụ lý và xử lý hồ sơ.

  • Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ xin cấp sổ đỏ;
  • Lấy ý kiến xác nhận của UBND cấp xã và công khai kết quả;
  • Tiến hành đo đạc, xác định vị trí thửa đất;
  • Gửi công văn yêu ầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ thiếu;
  • Thông báo các khoản phí phải nộp cho người sử dụng đất.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Bước 4: Nhận kết quả.

Nộp lại chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính để nhận sổ đỏ do Văn phòng đăng ký đất đai trao trả.

6. Thời gian làm sổ đỏ có lâu không?

Theo Quy định của pháp luật thì thời gian Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày;

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày.

Đây là thời gian khi hồ sơ đầy đủ, không bao gồm:

  • Các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;
  • Thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã;
  • Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;
  • Thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật;
  • Thời gian trưng cầu giám định.

7. Chi phí xin cấp sổ đỏ bao nhiêu?

Có ba loại chi phí mà người sử dụng đất phải nộp khi tiến hành thủ tục cấp sổ đỏ. Đó là:

– Lệ phí trước bạ = Giá đất x Diện tích x 0,5%

Trong đó: Giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

– Tiền sử dụng đất: sẽ do cơ quan thuế tính toán và gửi văn bản thông báo chính xác khoản tiền.

– Lệ phí cấp sổ: Do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Do đó, không có một khoản phí nào cố định khi thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ.

8. Dịch vụ làm sổ đỏ nhanh nhất tại TP. HCM của Luật Hải Nguyễn

Có thể thấy rằng, xin cấp sổ đỏ không hề đơn giản. Có quá nhiều loại giấy tờ  cần chuẩn bị. Tốn quá nhiều thời gian để có giấy chứng nhận trên tay. Vậy tại sao không sử dụng dịch vụ làm sổ đỏ nhanh nhất của chúng tôi.

Dịch vụ của Luật Hải Nguyễn bao gồm:

  • Tư vấn cho Qúy khách hàng về điều kiện, thủ tục, hồ sơ xin cấp sổ đỏ
  • Tư vấn chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để tiến hành thủ tục;
  • Tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng, soạn thảo các văn bản liên quan để hoàn thiện hồ sơ xin cấp sổ đỏ;
  • Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục cần thiết tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi hồ sơ, cập nhật tiến độ và đôn đốc hồ sơ để rút ngắn thời gian;
  • Nhận kết quả và bàn giao kết quả tận nhà cho Quý khách hàng.

Nếu đang có nhu cầu xin cấp sổ đỏ thì đừng quên liên hệ ngay với Luật Hải Nguyễn. Chúng tôi sẽ tư vấn, đưa là những lời khuyên bổ ích nhất cho Quý khách hàng. Chắc chắn Quý khách hàng sẽ hài lòng về thái độ và dịch vụ chúng tôi mang lại.

GỌI NGAY: 0901485754