Việt kiều mua nhà tại Việt Nam được không?

Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam

Số lượng Việt kiều trở về nước để sinh sống, làm việc ngày càng nhiều. Do đó, số lượng Việt kiều mua nhà tại Việt Nam cũng tăng cao. Vậy thủ tục này được tiến hành như thế nào? Có khó khăn hay không?

1. Việt Kiều có được có được mua nhà đất tại Việt Nam không?

Pháp luật Việt Nam không có định nghĩa chính xác về từ “Việt Kiều”. “Việt kiều” chỉ là cách gọi ngắn gọn của cụm từ “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Khái niệm về cụm từ này được quy định cụ thể trong điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”

Vậy Việt kiều có được phép mua nhà đất tại Việt Nam hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, Luật Hải Nguyễn dựa vào 2 cơ sở pháp lý sau:

Thứ nhất, theo khoản 1 điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam”

Thứ hai, theo khoản 1 và 2, điều 7 Luật Nhà ở 2014 thì các đối tượng sở hữu nhà tại Việt Nam bao gồm:

“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.”

Căn cứ vào các quy định trên, Việt kiều là đối tượng được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam.

Tuy nhiên có một lưu ý. Theo khoản 2 điều 126 của Luật Nhà ở 2014 thì Việt kiều có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam.

Như vậy, Việt Kiều chỉ được mua nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư chứ không được quyền sở hữu đất trống

2. Các hình thức người Việt Kiều được mua nhà tại Việt Nam?

Tại điều 8 Luật Nhà ở 2014 thì Việt kiều mua nhà tại Việt Nam theo các hình thức sau:

  • Mua nhà của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản;
  • Mua nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;
  • Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;
  • Nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.

3. Điều kiện để Việt Kiều được mua nhà tại Việt Nam là gì?

Theo khoản 2 Điều 5 của 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì Việt kiều muốn sở hữu nhà phải có hai loại giấy tờ sau:

3.1 Giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam hoặc có gốc Việt Nam

– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận là người gốc Việt Nam do sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp; hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam có thể là:

– Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 1 tháng 7 năm 2009, trong đó có ghi rõ quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam.

– Giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, trong đó có thông tin liên quan đến quốc tịch Việt Nam, cũng được coi là cơ sở tham khảo để xem xét, xác định quốc tịch Việt Nam.

3.2 Giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú tại Việt Nam

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu Việt Nam thì phải có Sổ tạm trú; Giấy tờ xác nhận về việc đăng ký tạm trú tại địa phương;

Đối với người mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có Thẻ tạm trú Có dấu chứng nhận tạm trú đóng vào hộ chiếu với thời hạn được tạm trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên. 

Hotline: 0901485754

4. Thủ tục Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam

4.1 Hồ sơ sở hữu nhà tại Việt Nam của Việt kiều

Sau khi đã tiến hành các thủ tục mua bán, nhận tặng cho, nhận thừa kế,… tại Văn phòng công chứng, Việt kiều cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ như sau để tiến hành sang tên, chính thức sở hữu nhà tại Việt Nam:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai/tài sản gắn liền với đất (theo mẫu);
  • Giấy tờ tuỳ thân của các bên liên quan: Hộ chiếu, CMND, Hộ khẩu,…;
  • Các giấy tờ chứng minh về nguồn gốc, quốc tịch Việt Nam của người đề nghị;
  • Hợp đồng chuyển nhượng (Hợp đồng mua bán, Hợp đồng tặng cho, Văn bản khai nhận di sản thừa kế,…)
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng nhân thân (bản sao);
  • Tờ khai lệ phí trước bạ;
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.

4.2 Quy trình xử lý hồ sơ Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam

Thủ tục việt kiều sở hữu nhà ở việt nam

Bước 1: Việt kiều nộp một bộ hồ sơ đầy đủ như trên tại Văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện nơi có đất.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ nếu đủ điều kiện thì gửi thông tin địa chính đến Cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính;

Bước 3: Việt kiều thực hiện các nghĩa vụ tài chính;

Bước 4: Nộp lại biên lai và Nhận kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất mang tên của Việt kiều.

Với chính sách mở cửa như hiện nay thì Việt kiều được quyền mua nhà và sở hữu nhà tại Việt Nam. Và các thủ tục để sở hữu cũng được quy định giống như người Việt Nam trong nước.

5. Dịch vụ Tư vấn Việt Kiều mua nhà tại Việt Nam của Luật Hải Nguyễn

Trên thực tế, Việt kiều vẫn khó khăn trong việc thực hiện thủ tục mua và sở hữu nhà tại Việt Nam. Nguyên nhân là do rào cản về pháp lý. Thứ hai là bị giới hạn về thời gian. Hiểu được điều này, Luật Hải Nguyễn đưa đến cho Quý khách hàng dịch vụ Tư vấn Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam.

Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

Bước 1: Hỗ trợ Quý khách hàng trong việc chứng minh về nguồn gốc việt Nam.

  • Làm giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam chỉ trong 03 – 05 ngày làm việc;
  • Hỗ trợ các loại giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú như thẻ tạm trú, đăng ký tạm trú tại địa phương,…

Bước 2: Tư vấn, xác định các loại nhà đất phù hợp với Việt Kiều, đúng quy định nhà nước.

Bước 3: Kiểm tra giấy tờ pháp lý của nhà đất

Thay mặt khách hàng kiểm tra pháp lý của hồ sơ nhà đất. Giúp Việt kiều đánh giá chính xác nhất tính hợp pháp của nhà đất

Bước 4: Theo sát quá trình làm thủ tục sỡ hữu nhà đất, từ khâu đặt cọc, ký công chứng và làm thủ tục sang tên.

Tất cả các thủ tục này Luật Hải Nguyễn sẽ chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện toàn bộ thủ tục.

Bước 5: Trao kết quả cuối cùng cho Quý khách hàng tận tay, tận nhà.

Luật Hải Nguyễn là một trong những công ty Luật hàng đầu TP. HCM. Và tư vấn pháp lý đất đai là thế mạnh của chúng tôi. Với chất lượng dịch vụ số 1 cùng giá cả hợp lý nhất thị trường, chúng tôi cam kết mang lại sự hài lòng tuyệt đối.

Liên hệ với Luật Hải Nguyễn ngay, chúng tôi tư vấn miễn phí. Cam kết chỉ phát sinh phí khi Quý khách hàng đồng ý làm dịch vụ.

GỌI NGAY LUẬT SƯ TƯ VẤN MIỄN PHÍ