Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất

thủ tục đăng ký kết hôn

Thủ tục đăng ký kết hôn? Có quan trọng không?

Theo công ty Luật Hải Nguyễn, thủ tục này không những quan trọng mà còn rất quan trọng. Nó đảm bảo tuân thủ pháp luật  mà còn đảm bảo tính trách nhiệm của mỗi bên sau khi kết hôn. Hơn thế, bất kì hoạt động nào trong thời kì hôn nhân đều liên quan mật thiết đến Giấy chứng nhận kết hôn. Vậy thủ tục này tiến hành như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hải Nguyễn nhé.

1. Kết hôn là gì?

Kết hôn tức là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Như vậy, kết hôn không chỉ là việc tổ chức đám cưới mà là xác lập mối quan hệ hôn nhân dưới sự chứng kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, kết hôn phải đảm bảo các điều kiện mà pháp luật Việt Nam đề ra

2. Điều kiện kết hôn là gì?

Điều kiện kết hôn là gì?

Theo điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì điều kiện kết hôn như sau:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, không ép buộc;
  • Hai bên nam nữ đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Và một lưu ý là việc kết hôn không thuộc các trường hợp pháp luật cấm sau đây:

  • Không được kết hôn với người đang có vợ, có chồng;
  • Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần);
  • Kết hôn giữa người có cùng dòng máu trực hệ, có họ hàng trong phạm vi ba đời;
  • Đăng ký kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi…

Hiện nay Pháp luật Việt Nam không cấm hôn nhân đồng giới nhưng vẫn chưa thực sự công nhận.

Tư vấn ngay: 0901485754

3. Thủ tục đăng ký kết hôn như thế nào?

Tuỳ vào từng trường hợp mà thủ tục đăng ký kết hôn cũng sẽ khác nhau. Có thể chia thành 2 trường hợp chính: thủ tục kết hôn trong nước và thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài.

3.1 Thủ tục đăng ký kết hôn trong nước

Kết hôn trong nước tức là việc kết hôn giữa 2 công dân Việt Nam với nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Thủ tục này tương đối đơn giản và không mất nhiều thời gian.

3.1.1 Hồ sơ đăng ký kết hôn trong nước

  • Tờ khai đăng ký kết hôn;
  • CMND, Hộ khẩu của 2 bên (sao y);
  • Giấy chứng nhận tình trạng độc thân của 2 bên.

Lưu ý, Giấy chứng nhận tình nhận tình trạng độc thân chỉ có thời hạn trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp.

3.1.2 Quy trình đăng ký kết hôn

Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh như ở trên thì hai người sẽ cùng đến UBND xã/phường nơi cư trú của một trong 2 bên để tiến hành đăng ký.

Xét thấy đủ điều kiện thì Cán bộ Tư pháp sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Hai bên cùng ký vào sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Sau không quá 07 ngày làm việc, Cán bộ Tư pháp sẽ trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, công nhận hai bên là vợ chồng.

Thủ tục kết hôn trong nước này được miễn lệ phí đăng ký.

3.1.3 Thủ tục đăng ký kết hôn với sỹ quan quân đội

Thủ tục này khá đặc biệt. Đặc biệt ở đây phải tiến hành thẩm tra lý lịch ba đời của người sẽ kết hôn với sỹ quan quân đội. Nếu thuộc các trường hợp sau sẽ không được kết hôn:

  • Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền;
  • Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
  • Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành,..;
  • Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
  • Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).

Điều đặc biệt thứ hai là giấy xác nhận tình trạng độc thân sẽ do thủ trưởng của đơn vị quân đội xác minh. Có thể xác minh trực tiếp vào tờ khai đăng ký kết hôn hoặc xác minh bằng giấy xác nhận độc thân.

Sau khi đã thẩm tra lý lịch, xác minh tình trạng độc thân thì hai bên tiến hành đăng ký bình thường như đã nói ở trên.

3.2 Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hoặc kết hôn với người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài thì thủ tục tương đối phức tạp. Phức tạp cả về hồ sơ đăng ký lẫn quy trình thực hiện.

3.2.1 Hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Về hồ sơ đăng ký, các bên phải chuẩn bị đầy đủ, chi tiết các loại giấy tờ sau:

– Đối với công dân Việt Nam:

  • Hình thẻ 4*6;
  • Tờ khai đăng ký;
  • CMND, Hộ khẩu (sao y);
  • Giấy chứng nhận tình trạng độc thân cấp chưa quá 6 tháng;
  • Bản án ly hôn hoặc giấy chứng tử (nếu có);
  • Giấy khám sức khoẻ, giám định tâm thần.

– Đối với người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài:

  • Hình thẻ 4*6;
  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như Thẻ xanh, giấy thông hành, thẻ cư trú;
  • Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp;
  • Bản án ly hôn hoặc giấy chứng tử (nếu có);
  • Giấy khám sức khoẻ, giám định tâm thần;
  • Thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú

3.2.2 Quy trình đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

– Bước 1: Hai bên tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp của UBND cấp quận/huyện nơi người Việt Nam đang cư trú.

– Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Tư pháp xem xét hồ sơ, xác minh thực tế. Nếu hồ sơ không đầy đủ thì sẽ có văn bản thông báo cho các bên cùng biết để bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc.

– Bước 3: Cấp giấy chứng nhận kết hôn.

Nếu hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp huyện sẽ trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Xem thêm về điều kiện, hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài Tại Đây.

Như vậy có thể thấy rằng, thủ tục ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tốn ít nhất là 15 ngày làm việc mới có kết quả. Chưa nói đến thời gian chuẩn bị hồ sơ, thời gian bổ túc hồ sơ nếu bị thiếu.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về thủ tục kết hôn tại Việt Nam. Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến thủ tục kết hôn hay tư vấn luật Hôn nhân gia đình, Quý khách có thể liên hệ Luật Hải Nguyễn để được giải đáp rõ hơn.

Liên hệ với Luật Hải Nguyễn theo các cách sau:

Tư vấn qua điện thoại 0901485754