Di chúc là gì? Điều kiện để di chúc hợp pháp?

Di chúc là gì? thế nào là di chúc hợp pháp?

Di chúc là gì? Mọi công dân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Vấn đề này ngày càng phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết viết di chúc như thế nào để được pháp luật công nhận. Luật Hải Nguyễn sẽ nói rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Di chúc là gì?

1.1 Khái niệm di chúc

Đầu tiên, cần hiểu rõ Di chúc là gì?

Theo điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản. Di chúc là một loại văn bản thể hiện nguyện vọng của một người muốn định đoạt tài sản của mình sau khi chết.

1.2 Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc sẽ có các quyền sau đây:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

1.3 Có bao nhiêu hình thức của di chúc?

Có 2 hình thức di chúc, đó là: Di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng.

1.3.1  Di chúc bằng văn bản

Trong di chúc bằng văn bản lại có 4 hình thức sau:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

1.3.2 Di chúc bằng miệng

Trong trường hợp cấp bách, tính mạng bị đe đoạ thì có thể lập di chúc bằng miệng. Tuy nhiên sau 03 tháng, người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn thì di chúc miệng đó mặc nhiên bị huỷ bỏ

(Theo điều 630 Bộ luật Dân sự 2015)

1.4 Khi nào di chúc có hiệu lực?

Theo điều 643 của Bộ luật Dân sự 2015 thì hiệu lực của di chúc được quy định như sau:

1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Một điều quan trọng nữa là Di chúc chỉ có hiệu lực khi di chúc đó hợp pháp. Vậy di chúc như thế nào mới được gọi là di chúc hợp pháp?

Tư vấn di chúc miễn phí: 0901485754

2. Thế nào là Di chúc hợp pháp?

Thế nào là di chúc hợp pháp - luật Hải Nguyễn

Theo quy định pháp luật, Di chúc được xem là hợp pháp khi thoả mãn được năm điều kiện sau đây:

2.1 Điều kiện về người lập di chúc

Công dân từ đủ 15 tuổi đã có thể lập di chúc. Tuy nhiên ở mỗi độ tuổi, quy định về việc lập di chúc sẽ khác nhau. Không những thế, di chúc hợp pháp còn căn cứ vào năng lực hành vi dân sự của người lập di chúc. Cụ thể như sau:

  • Người đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được toàn quyền trong việc lập di chúc của mình.
  • Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Điều kiện thứ hai về người lập di chúc đó là trạng thái của người lập di chúc. Di chúc phải được lập trong lúc người lập còn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép.

2.2 Điều kiện về hình thức của di chúc

Về hình thức, di chúc gồm hai loại: di chúc bằng miệng và di chúc bằng văn bản.

2.2.1 Di chúc bằng miệng

Trong trường hợp cấp bách, đe dọa tính mạng thì có thể lập di chúc bằng miệng. Tuy nhiên, để di chúc này hợp pháp thì phải đảm bảo hai điều kiện sau:

  • Có ít nhất 2 người làm chứng, sau đó người làm chứng ghi chép lại di chúc miệng đó thành văn bản, cùng kí tên hoặc điểm chỉ.
  • Trong thời hạn tối đa 5 ngày, người làm chứng mang bản di chúc đến văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã để chứng thực, xác nhận chữ kí hoặc điểm chỉ của người làm chứng. 

Như vậy, di chúc bằng miệng suy cho cùng cũng là di chúc bằng văn bản. Ngoài ra còn phải lưu ý rằng, nếu sau 3 tháng, người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng đó mặc nhiên bị huỷ bỏ.

2.2.2 Di chúc bằng văn bản

Di chúc được lập bằng văn bản lại có bốn loại và điều kiện để hợp pháp như sau:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc, phải chứa các nội dung chủ yếu theo Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015  thì di chúc hợp pháp (hình thức đánh máy và điểm chỉ không được chấp nhận).
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Người lập di chúc có thể viết hoặc đánh máy, có ít nhất 2 người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ trước mặt người làm chứng, người làm chứng xác nhận và ký vào bản di chúc.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng và di chúc bằng văn bản có chứng thực: Người lập di chúc chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu nộp tại văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã để làm thủ tục chứng nhận. Hoặc người đó có thể lập tại tổ chức hành nghề công chứng hoăc Ủy ban nhân dân cấp xã

Ngoài ra, Di chúc bằng văn bản phải đảm bảo các điều kiện hình thức chung như sau:

  • Di chúc bằng văn bản không được viết tắt, không được viết ký hiệu.
  • Di chúc có từ 2 trang trở lên thì phải đánh số thứ tự từng trang và mỗi trang đều phải có chữ kí hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
  • Nếu di chúc có sửa chữa, tẩy xóa thì người lập di chúc hoặc người làm chứng (chỉ cần 1 trong 2) phải ký tên bên cạnh chỗ bị sửa chữa, tẩy xóa đó.

2.3 Điều kiện về nội dung di chúc

Người lập di chúc có quyền quyết định toàn bộ nội dung của di chúc. Mỗi người sẽ có một cách viết di chúc khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp thì nội dung di chúc phải có các mục sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngoài ra, nội dung vi chúc không vi phạm các điều cấm của luật, không trái với tiêu chuẩn đạo đức xã hội.

2.4 Điều kiện về người làm chứng việc lập di chúc

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

(Theo điều 632 Bộ luật Dân sự 2015)

2.5 Điều kiện về thủ tục công chứng di chúc

Việc lập di chúc tại tổ chức công chứng hoặc UBND cấp xã phải tuân theo các điều kiện sau thì di chúc mới hợp pháp:

  • Người lập di chúc phải tuyên bố nội dung di chúc trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền sẽ ghi chép đầy đủ lại nội dung được công bố và chứng thực. nGười lập di chúc ký hoặc điểm chỉ nếu bản di chúc đã đầy đủ và đúng nguyện vọng.
  • Nếu người lập di chúc không đọc, không nghe, không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng. Người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền.

Một lưu ý ở đây, công chứng viên hoặc người có thẩm quyền sẽ không được công chứng, chứng thực di chúc nếu là:

  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
  • Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
  • Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Trường hợp người lập di chúc yêu cầu công chứng viên lập tại chỗ ở của mình thì thủ tục công chứng di chúc vẫn phải tuân thủ các điều kiện như nói ở trên.

Tóm lại, di chúc hợp pháp là di chúc phải đảm bảo các điều kiện về người lập, người làm chứng, nội dung di chúc, hình thức di chúc, thủ tục công chứng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho Quý khách hàng trong quá trình giải quyết vấn đề của mình.

Xem thêm: Thủ tục thừa kế theo di chúc

3. Dịch vụ lập di chúc trọn gói của Luật Hải Nguyễn

Nếu Quý khách hàng nào không có điều kiện lập di chúc? Không có thời gian đi lại nhiều lần? Hay không đủ sức khoẻ để tiến hành thủ tục? Tại sao không liên hệ ngay với Luật Hải Nguyễn. Chúng tôi chuyên tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ lập di chúc trọn gói tại TP. HCM. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về di chúc: hình thức, nội dung, quyền của người lập di chúc;
  • Soạn thảo di chúc giá rẻ, hợp pháp theo đúng nguyện vọng khách hàng;
  • Sửa chữa, bổ sung hay lưu giữ di chúc theo yêu cầu;
  • Hỗ trợ khách hàng trong thủ tục công chứng tại cơ quan nhà nước hay công chứng tại nhà;
  • Thay mặt khách hàng làm tất cả các thủ tục cần thiết tại cơ quan nhà nước.

Luật Hải Nguyễn cam kết: Chất lượng là số 1 nhưng giá thành thì cực kì hợp lý.

Dịch vụ lập di chúc trọn gói tại HCM

Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến việc lập di chúc hay các thủ tục thừa kế thì liên hệ ngay với Luật Hải Nguyễn. Chúng tôi sẽ tư vấn và cho lời khuyên hữu ích nhất.

Gọi ngay cho Luật sư