Tổng hợp 21 trường hợp không được uỷ quyền

Tổng hợp 21 trường hợp không được uỷ quyền

Ủy quyền là việc một người đại diện một người khác thực hiện một hoặc một số công việc trong phạm vi được ủy quyền. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện. Cùng Luật Hải Nguyễn đi tìm hiểu về 21 trường hợp không được ủy quyền để hiểu rõ hơn nhé.

1. Ủy quyền là gì?

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu 1 chút về khái niệm ủy quyền. Uỷ quyền được hiểu là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân/tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó. Người được ủy quyền vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép/uỷ quyền đó.

Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện. Đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại.

2. Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

Giấy ủy quyền

Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện. Trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền.

Hợp đồng uỷ quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. (Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015).

Tư vấn giấy ủy quyền: 0901485754

3. Tổng hợp 21 trường hợp không được ủy quyền

1. Đăng ký kết hôn không được ủy quyền

Theo quy định về thủ tục đăng ký kết hôn tại Quyết định 3814/QĐ-BTP. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt.

2. Ly hôn

Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015, đối với việc ly hôn. Đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

3. Công chứng di chúc của mình

Theo Điều 56 Luật công chứng 2014. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc. Và người đó không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

Xem thêm: Di chúc là gì? Điều kiện để di chúc hợp pháp?

4. Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Nếu người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền.

5. Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Cụ thể, nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một người khác (người đã ủy quyền) mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (người sắp ủy quyền).

6. Nhận tội thay mình

Theo tinh thần của Bộ luật hinh sự. Việc quy định các chế tài xử lý là nhằm mục đích răn đe, giáo dục người có hành vi phạm tội. Nếu như cho phép ủy quyền người khác nhận tội thay mình. Thì không thể hiện đúng bản chất, mục đích của việc ban hành Bộ luật hình sự.

7. Các trường hợp không được ủy quyền trong tố tụng hình sự

Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có các trường hợp sau

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
  • Cấp trưởng, cấp phó cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

8. UBND cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không được ủy quyền

(Theo Khoản 4 Điều 59 Luật đất đai 2013)

9. Trong tố tụng hành chính, người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba

(Theo Khoản 5 Điều 60 Luật tố tụng hành chính 2015)

10. Chủ tịch và thành viên HĐQT tổ chức tín dụng là HTX không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên HĐQT thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình

(Theo Khoản 5 Điều 81 Luật các tổ chức tín dụng 2010)

11. Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp

(Theo Khoản 2 Điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

12. Cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước ở địa phương nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền

(Theo Khoản 2 Điều 14 Luật tổ chức chính quyền ở địa phương 2015)

13. Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2

Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

(Theo Khoản 2 Điều 46 Luật lý lịch tư pháp 2009)

14. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương. Chủ tịch UBND cấp tỉnh không được ủy quyền quyết định trưng mua tài sản

(Theo Khoản 3 Điều 14 Luật trưng mua trưng dụng tài sản năm 2008)

15. Tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y không trực tiếp đứng tên đăng ký. Hoặc không được nhận ủy quyền đứng tên đăng ký thuốc thú y tại Việt Nam.

Căn cứ: Luật thú y 2015

16. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Căn cứ: Khoản 5, Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014

17. Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản. Theo Khoản 5 Điều 13 Luật kinh doanh bất động sản 2014)

18. Người bị chất vấn không được ủy quyền cho người khác trả lời thay mình

Cụ thể là tại kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân

(Theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015)

19. Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng

Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN

20. Đăng ký nhận cha, mẹ, con

Điều 25, Điều 47 Luật Hộ tịch 2014

21. Cá nhân không được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập

Theo: Công văn 5749/CT-TNCN bao gồm:

  • Cá nhân đảm bảo điều kiện được ủy quyền quy định tại điểm 1 nêu trên. Nhưng đã được tổ chức trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN. Thì cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập. Trừ trường hợp tổ chức trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân.
  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị. Nhưng vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không làm việc tại tổ chức đó
  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ. (Bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ)
  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi
  • Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%. (Kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi).
  • Cá nhân chưa đăng ký mã số thuế
  • Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công. Đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo. Cá nhân đó không ủy quyền quyết toán thuế. Cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn. Xem hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư 156/2013/TT-BTC

Vừa rồi Luật Hải Nguyễn đã giúp bạn tìm hiểu về 21 trường hợp không được ủy quyền. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về pháp luật.

Mọi thắc mắc cần tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ

Gọi ngay Hotline: 0901485754